Trang chủ Tin tức Chi phí kiểm định mặt hàng dược, mỹ phẩm lớn gây khó...

Chi phí kiểm định mặt hàng dược, mỹ phẩm lớn gây khó khăn cho việc xử lý

DNĐVMột trong những trở ngại trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền đó là chi phí kiểm định.

Tình trạng  mỹ phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ đang gia tăng. Ảnh: TH

 

Bên cạnh đó, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nguồn nhân lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế.

Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong việc phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm và trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn.

Các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả; công tác kiểm tra, xử lý phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính và không cản trở lưu thông hàng hóa trên thị trường. Các hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, triệt để, tạo điều kiện để phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống của địa phương.

Theo đó, đã tăng cường rà soát hoạt động cấp phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền theo quy định pháp luật; Phối hợp với các cơ quan và lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, hậu kiểm, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các tiêu chuẩn, đăng ký chất lượng sản phẩm, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ… đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chú trọng kiểm tra, thanh tra tại các địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm các mặt hàng này.

Công an các cấp và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tập trung điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh; tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới đặc biệt là đường mòn lối mở, khu vực cửa khẩu, các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa ở khu vực biên giới. Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động cư dân vùng biên không tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tố giác hành vi buôn lậu các mặt hàng trên với cơ quan chức năng. Lực lượng Hải quan kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, đặc biệt chú ý các lô hàng theo quy định phải đảm bảo điều kiện kiểm tra chuyên ngành theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mới cho thông quan. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền giả, nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung xử lý triệt để việc bày bán mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các chợ đầu mối, chợ sinh viên, chợ đêm, các điểm bán hàng xách tay….

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra. Đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, trà trộn với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thông qua internet…nên rất khó phát hiện, với phương thức thủ đoạn tinh vi, các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong công tác quản lý và những hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, phân phối, hình thành các đường dây sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nói trên.

Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng kém chất lượng thông qua mạng internet ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp trong khi các chế tài xử lý vẫn chưa được hoàn thiện (hiện chưa có nghị định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử). Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trên internet là rất khó khăn, đặc biệt là việc thu thập thông tin, manh mối cũng như chứng cứ đảm bảo căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm hành chính.

Các hành vi vi phạm chủ yếu: Kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc; kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam…

Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền hiện nay rất đa dạng về chủng loại, nhiều mẫu mã và giá cả phong phú nên công tác kiểm tra và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Theo cơ chế chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, doanh nghiệp tự công bố, đăng ký với cơ quan nhà nước về chất lượng sản phẩm, không vi phạm vào các thành phần cấm sản xuất thì được đưa sản phẩm ra thị trường, cho nên không tránh khỏi việc nhiều đối tượng cố tình làm giả hàng hóa, nhất là với mặt hàng có lợi nhuận cao như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân và một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Công tác tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm, chưa phát huy tốt vai trò giám sát, phát hiện và tố giác vi phạm của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

T.Lan (Theo Bcd389)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here