Trang chủ Tin tức Xây dựng cơ chế kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa...

Xây dựng cơ chế kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo hiệp định thương mại ASEAN- Hồng Công, Trung Quốc

DNĐVBộ Công Thương chính thức ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc. Đây sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng căn cứ kiểm tra, xác minh khi cấp C/O, kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu…

Kiểm tra chặt chẽ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ảnh: TH

Cụ thể quy định kiểm tra, xác minh sau khi cấp C/O, Bộ Công Thông yêu cầu: Cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Trên cơ sở đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu thực hiện kiểm tra, xác minh đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất dựa trên các điều kiện dưới đây: Đề nghị kiểm tra phải được gửi kèm C/O mẫu có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay việc đã nhận được đề nghị kiểm tra và thông báo kết quả cho Nước thành viên nhập khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.

Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể cho phép nhà nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa có xuất xứ, việc cho hưởng ưu đãi thuế quan được tiếp tục thực hiện.

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra của Nước thành viên xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải xác định hàng hóa có xuất xứ hay không có không có xuất xứ. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình thông báo quyết định về việc hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra, trong một số trường hợp nhất định, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị đi kiểm tra cơ sở sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện: Trước khi tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu phải gửi văn bản thông báo đến: Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra; Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu; Nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc diện bị kiểm tra… Trước khi tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu cần được sự đồng ý bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sẽ bị kiểm tra.

Mỗi Nước thành viên phải bảo mật thông tin và chứng từ liên quan đến việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, phải bảo vệ thông tin đó không bị tiết lộ vì có thể gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của người đã cung cấp thông tin. Các thông tin, chứng từ này không được phép sử dụng cho mục đích khác, bao gồm việc sử dụng trong thủ tục tố tụng về hành chính, hình sự mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Nước thành viên cung cấp thông tin đó.

Bộ Công Thương quy định kiểm tra trước khi xuất khẩu: Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.

Ngoài ra, hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa nhập khẩu vào một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ dưới đây và các quy định khác tại Thông tư này: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu theo quy định; Được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên; Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định….

T. Lan (Theo Bcđ389)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here