Trang chủ Câu chuyện khởi nghiệp VŨ ĐÌNH CHỈNH – NGHỆ NHÂN SẮP ĐẶT NGHỆ THUẬT PHONG THỦY

VŨ ĐÌNH CHỈNH – NGHỆ NHÂN SẮP ĐẶT NGHỆ THUẬT PHONG THỦY

VŨ ĐÌNH CHỈNH – NGHỆ NHÂN SẮP ĐẶT NGHỆ THUẬT PHONG THỦY

Từ hàng ngàn năm về trước, khi loài người bắt đầu xây dựng nơi ăn chốn ở, người ta đã bắt đầu nghiên cứu phong thuỷ dưới rất nhiều góc độ khác nhau, về cả sự ảnh hưởng của địa lý, hướng khí, hướng gió và mạch nước cho đến cả đời sống hoạ phúc của con người. Nếu trước đây phong thủy vẫn còn khiến nhiều người hoài nghi về tính thực tế của nó thì ngày nay, nó đã được xem là một bộ môn khoa học chính thống và ngày càng được quan tâm đúng mực.

Nghệ nhân Vũ Đình Chỉnh từ lâu đã được biết đến với vai trò là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về phong thủy với gần 40 năm kinh nghiệm. Đặc biệt với danh hiệu “Nghệ nhân sắp đặt nghệ thuật Phong thủy” do Hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng (2014), ông đặc biệt nhận được tin tưởng của rất nhiều người, kể cả các công ty, tập đoàn lớn.

Sau 10 năm gia nhập quân ngũ (1961), ông trở về quê nhà nhưng lại không tìm được việc làm ổn định. Bạn bè thấy vậy bèn khuyên ông: “Nên đi xem phong thủy đi để còn biết được cái gì hợp với tuổi mình mà làm ăn!”. Một người, hai người rồi hình như ai cũng nói thế. Ông bắt đầu tìm đến Phong thủy. Ông đi đến một số tiệm sách mua các quyển sách, thu thập tài liệu về nghiên cứu, mà chủ yếu là các sách viết bằng tiếng Trung nên ông phải tự mình mài mò dịch sang tiếng Việt. Phải nói thời điểm ấy, việc tìm mua sách cũng khá vất vả. Mất hơn 3 năm, quyển sách đầu tiên mới được hoàn thành. Thế nhưng, việc in ấn cũng không hề trơn tru, do bộ môn phong thủy giai đoạn này vẫn chưa thịnh hành.

Vượt qua những khó khăn của ngày đầu chập chững bước vào nghề, tính đến nay, gần 40 năm, ông đã là tác giả của 10 đầu sách với hơn 10.000 quyển đã được xuất bản. Song, điều khiến ông tự hào nhất, đó chính là đào tạo ra được thế hệ các Phong thủy gia thật sự có tài, có tâm  như Thầy Tâm (TP. Hồ Chí Minh), thầy Hạnh (Nghệ An), thầy Chinh (Quảng Ninh), thầy Hồng Minh (Quảng Nam),…. Những học trò này sẽ là những người tiếp bước, kế thừa những tinh hoa học thuật để phục vụ tốt hơn cho nhân sinh như ý nguyện của thầy mình.

Hiện tại, vì lí do tuổi đã cao nên ông chủ yếu ở nhà tự nghiên cứu và giảng dạy cho các học trò muốn theo nghề hoặc cho những ai có nhu cầu. Mặc dù vậy nhưng nếu những trường hợp nào thật sự nan giải, gia chủ cần đến sự giúp đỡ của ông thì  ông cũng chẳng nề hà đến tận nơi xem xét và tìm cách hóa giải. Học trò theo học ông không ít người đã thành danh. Số còn lại cũng tự biết áp dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống, gia đình và công việc của mình.

Tuy vẫn còn nhiều vấn đề liên quan tới tín ngưỡng không thể giải thích nổi, nhưng sự hữu dụng của nghệ thuật hơn 3.000 năm tuổi này đang ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới.

Đào Lê

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here