Trang chủ Tin tức Pháp luật Trao đổi triển khai kế hoạch chống chống buôn lậu, gian lận...

Trao đổi triển khai kế hoạch chống chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

DNĐVSáng ngày 27/11/2020, đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo 389 Bộ Thông tin truyền thông trao đổi một số nội dung liên quan đến việc triển khai kế hoạch chống chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử và những vướng mắc phát sinh thời gian qua trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan đến hoạt động bưu chính.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia- Vũ Hùng Sơn cho biết,  Kế hoạch 399/KH-BCĐ về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử là kế hoạch lớn của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, với việc quy mô triển khai mang tính liên ngành. Trong đó, vai trò của bộ Thông tin truyền thông là rất quan trọng trong việc rà soát các trang web, ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung số, phim, games… có dấu hiệu gian lận thương mại, hoạt động không phép để đề xuất xử lý…

Vì vậy, buổi làm việc sẽ tập trung trao đổi về việc ban hành và triển khai kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông  để triển khai tại Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10 tháng 10 năm 2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Những công việc cần phải triển khai cũng như những nội dung cần tập trung theo từng giai đoạn thực hiện kế hoạch

Cùng với đó là trao đổi một số tồn tại, vướng mắc phát sinh thời gian qua trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan đến hoạt động bưu chính.

Phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền. Hỗ trợ BCĐ 389 quốc gia đẩy mạnh truyền thông trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại…

Trao đổi tại buổi làm việc, đại diện Ban chỉ đạo 389 Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông  cho biết, triển khai kế hoạch 399/KH-BCĐ389 của Ban chỉ đạo 389 – Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-BCĐ389 triển khai các nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử từ ngày 01/11/2020 đến ngày 31/10/2023 trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, Bộ TTTT chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở để ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Tổ chức thanh tra đột xuất các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát, kịp thời ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng bưu chính, chuyển phát để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống truyền thông cơ sở phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tránh chồng chéo. Không bao che, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát phát triển, kinh doanh.

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các trang thông tin điện tử do Sở cấp phép. Xử lý vi phạm đối với trang thông tin điện tử, mạng xã hội vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin ngăn chặn tên miền, địa chỉ IP quốc tế vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.

Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đến mọi tầng lớp Nhân dân các hình thức, thủ đoạn kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; kết quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, các biểu hiện tiêu cực của lực lượng chức năng. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Chia sẽ về việc quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông trong hoạt động cung cấp dịch, đại diện Ban chỉ đạo 389 Bộ Thông tin và Truyền thông  cho biết, thời gian qua, một số vụ việc phát hiện DN bưu chính có dấu hiệu vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát qua mạng bưu chính như vật phẩm nghi là ma túy, pháo… Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu DN vi phạm báo cáo và kịp thời chỉ đạo các DN tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời thông tin về việc phối hợp xử lý của DN với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

Đối với những trường hợp phát hiện DN bưu chính vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cung cấp thông tin và có ý kiến chuyên môn thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước với Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý với những DN bưu chính vi phạm  còn gặp vướng mắc về pháp lý tại Luật Bưu chính và Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Vì vậy, Ban chỉ đạo 389 Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Văn phòng thường trực đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Bưu chính và Nghị định 98/2020/NĐ-CP nhằm tránh chồng chéo và không để các DN lợi dụng để vận chuyển hàng nhập lậu.

Tại buổi làm việc, 2 bên đã trao đổi liên quan đến vấn đề pháp lý như sửa đổi nghị định 47/2011 ngày 17/6/2011 bổ sung thêm các trường hợp cần thu hồi giấy phép bưu chính; Sửa đổi nghị định 15/2020 nâng khung xử phạt với các hành vi vận chuyển hàng lậu… để tăng cường quản lý đối với DN hoạt động bưu chính… thực hiện rà soát và cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp phép giấy phép bưu chính và đánh giá các phương thức hoạt động của các đơn vị giao hàng trong thương mại điện tử.

Liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Thông tin và truyền thông trong triển khai các nhiệm vụ các nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia lưu ý, với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị trong Bộ cần chủ động và phối hợp để ngăn chặn truy cập, hủy bỏ tên miền vi phạm, tiếp tay cho các đối tượng bán hàng giả, hàng nhái; Rà soát đánh giá và cung cấp thông tin danh sách các website có dấu hiệu vi phạm như bán hàng cấm (hàng hóa không có giấy chứng nhận hợp quy, không công bố hợp quy..)..

Trong công tác truyền thông, lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông với chức năng tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí, hướng dẫn việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước… mong thời gian tới Bộ Thông tin và truyền thông hỗ trợ BCĐ 389 quốc gia đẩy mạnh thông tin truyền thông trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, trong việc xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ đề xuất đưa thêm nội dung tuyên truyền về thông tin truyền thông trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và có hướng dẫn tổ chức triển khai, thực hiện.

cùng với đó, mỗi đơn vị thuộc Bộ Thông tin và truyền thông cần có 1 cán bộ đầu mối để có thể trao đổi trực tiếp khi có yêu cầu khẩn cấp phục vụ xác minh, điều tra và xử lý vi phạm.

Thu Trang (theo BCĐ 389)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here