Trang chủ Tin tức Lực lượng chức năng khó khăn phân biệt hàng giả, hàng nhái...

Lực lượng chức năng khó khăn phân biệt hàng giả, hàng nhái nhãn mác

DNĐVThời gian qua, lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng khác của tỉnh Long An, thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới của tỉnh, bắt giữ nhiều loại hàng hóa nhập lậu như thuốc lá, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc đông dược, quần áo, đồng hồ đeo tay…. Tuy nhiên, lực lượng chức năng không thể phân biệt đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.

Nhiều hàng hóa lưu thông trên thị trường không có hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa. Ảnh: TH

Mặc dù, công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu luôn được các cấp, các ngành, lực lượng chức năng của tỉnh Long An quan tâm chỉ đạo kiểm tra thường xuyên. Ngoài việc chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái sản xuất từ trong nước, các lực lượng chức năng còn tăng cường thực hiện các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu có nguồn gốc xuất xứ từ ngoài vào Việt Nam.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp hiện nay: Một bộ phận cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận trước mắt đã bất chấp thủ đoạn để vi phạm; Nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước có tính cạnh tranh chưa cao về mẫu mã, chất lượng; người tiêu dùng không nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả và có tâm lý chấp nhận “Tiền nào của nấy”; do doanh nghiệp bị sản xuất hàng giả thường không hợp tác với cơ quan chức năng, do ngại khiếu kiện, sợ bị tẩy chay sản phẩm…; Cơ chế phối hợp vẫn chưa đồng bộ, chặt chẽ; Kinh nghiệm 40 giải quyết các vụ việc về hàng giả có yếu tố nước ngoài của cán bộ, công chức còn hạn chế…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, người tiêu dùng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng, lực lượng chức năng trong việc phát hiện và phòng chống hàng giả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái tồn tại, phát triển, làm cho lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Để giải quyết vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, nhất là hàng giả nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, trước hết: Phải tăng cường giải pháp tuyên truyền phổ biến luật pháp về tác hại của việc sử dụng, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, nâng cao nhận thức của cả người sản xuất và người tiêu dùng;

Tăng cường các biện pháp chế tài, xử lý về luật pháp, về kinh tế, về dân sự, hành chính đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về nhãn hàng hóa; phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập lậu qua biên giới của tỉnh.

Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, không rõ nguốn gốc, xuất xứ.

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có nghiệp vụ, am hiểu luật pháp về lĩnh vực kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chặt chẽ về quy trình sản xuất hàng hóa và hệ thống phân phối để chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT; thường xuyên cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng khi phát hiện hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT để kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.

Mai Ka (Theo BCD389)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here